Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong tình hình hiện nay có nhiều F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, Vietnam Global Team xin giới thiệu nội dung hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà để bạn đọc tham khảo.
Thực phẩm thay thế tương đương để đa dạng bữa ăn
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong. Cùng với chế độ ăn, F0 cần làm gì và không nên làm gì?

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong
Nhóm chất đạm
- 100g thịt lợn nạc tương đương với.
- 100g thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da
- 120g cá nạc, tôm
- 200g đậu phụ
- 150g cua đồng, cua ghẹ
- 80g sườn (bỏ xương)
- 200g ốc, sò.
- 400g hến, trai.
- 40g ruốc thịt.
- 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà hoặc 8 quả trứng chim cút chưa nhiều chất đạm (protein).
- 65g thịt lợn ba chỉ.

Bổ sung chất cho cơ thể
Nhóm chất bột đường
- 100g gạo tương đương với.
- 400g khoai củ tươi (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn).
- 100g bánh phở khô, bún khô, miến dong, mỳ sợi, ngô hạt tươi, bột mỳ chứa lượng bột đường cao.
- 170g bánh mì.
- 250g bún tươi, bánh phở tươi.
- 200g ngô tươi.

Bổ sung đường làm cơ thể người bệnh khỏe hơn
Nhóm chất béo
- 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương 8g lạc hạt, 8g vừng.
- 100g thịt lợn nạc tương đương với tối đa lượng chất béo.
- 100g thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da.
- 120g cá nạc, tôm.
- 200g đậu phụ.
- 150g cua đồng, cua ghẹ.

100g thịt lợn nạc tương đương với tối đa lượng chất béo
Nhóm hoa quả
- 200g đu đủ tương đương 200g bưởi,
- 200g ổi,160g kiwi, 400ml cam tươi,
- 200g quýt, 150g dứa, 200 xoài, 130g quả hồng;
- Gioi (mận thái) 300 gam, na (mãng cầu) 200g.

Trái cây bổ sung vitamin cho người bệnh
Muối
- 1g muối ăn tương đương 1 thìa sữa chua muối gạt ngang;
- 1,5 thìa bột canh; 5ml nước mắm; 7,5ml xì dầu.II.
- Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng.
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người trưởng thành
- Năng lượng 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày, chất đạm 15-20% tổng năng lượng, nhu cầu chất béo 20-25% tổng năng lượng, chất đường bột 50 – 65% tổng năng lượng.
- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi. Đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; các thực phẩm giàu kẽm và selen. Rau xanh 300g/ngày, hoa quả 200g/ngày.
- Chất xơ cung cấp 18-20g/ ngày.
- Muối 5g/ngày.
- Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

Chất xơ cung cấp 18-20g/ ngày
Một số thực đơn tham khảo với người trưởng thành
Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cafe dầu ăn 5ml.

Nửa bát con cơm 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cafe dầu ăn 5ml
Thực đơn cơm mẫu cho người cân nặng 45 – 50 kg
- Mức năng lượng 1350-1450 kcal.
- Bữa sáng: Phở thịt gà: 120g bánh phở (khoảng 2 lưng bát cơm bánh phở); thịt gà ta: 30g ( khoảng 8-10 miếng xé nhỏ); Dầu ăn 4ml.
- Phụ sáng: Sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua/ sữa tươi 1 hộp 100g/1 hộp 180ml.
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào hành tây, đậu phụ sốt cà chua, rau củ luộc, canh rau theo mùa.
- Cơm 120g: 1 lưng bát con cơm.
- Thịt bò băm xào 60g, hành tây 25g (9-11 miếng vừa).
- Đậu phụ trắng sốt cà chua 60g (2/3 bìa đậu nhỏ), cà chua 30g.
- Rau củ luộc 100g (1/2 bát rau).
- Rau mồng tơi 30g (1 bát con canh rau).
- Dầu ăn 7ml.
- Phụ chiều: Trái cây như táo tây ( 100g tương đương ½ quả kích thước trung bình).
- Bữa tối: Cơm, cá trắm sốt cà chua, trứng gà ốp lết, rau củ luộc, canh rau theo mùa, trái cây.
- Cơm 120g :1 lưng bát con cơm.
- Cá sốt cà chua 70g (1/2 miếng cá kích thước trung bình).
- Trứng gà ốp lết 1 quả.
- Rau củ luộc chấm muối vừng 100g (1/2 bát con rau).
- Bí xanh 30g ()1 bát con canh rau.
- Dầu ăn 7ml.
- Quả roi 120g (2 quả kích thước trung bình).

Nên ăn rau củ luộc chấm muối vừng 100g (1/2 bát con rau)
Thực đơn mềm kèm sữa
- Bữa sáng
- Bún mọc 170g (1,5 lưng bát con).
- Mọc (mộc nhĩ, nấm hương) 50g thịt bằng khoảng 5-6 viên mọc.
- Rau thơm, hành lá, dầu ăn 5ml.
- Phụ sáng : Trái cây và sữa chua.
- Sữa chua 01 hộp 100g; Kiwi 70g : 1 quả vừa.
- Bữa trưa.
- Phở bò 170g (1,5 lưng bát con).
- Thịt bò 50g (8-10 miếng).
- Rau thơm, hành lá, dầu ăn 5ml.
- Phụ chiều : Trái cây như ổi140g (2 quả kích thước trung bình).
- Bữa tối: Cháo gà bí ngô.Gà 40g.
- 1 tô cháo 500ml đặc (Gạo tẻ 40g ;Gạo nếp 10g ; Bí ngô 10g ; Dầu ăn 5ml).
- Phụ tối : Sữa và chế phẩm từ sữa.
- Sữa bột 200ml (1 kcal/1ml).
- 1 ly sữa 200ml.
- Thực đơn cơm mẫu cho người cân nặng 50-55 kg.
- Mức năng lượng 1500- 1600 kcal/ngày.

Thực đơn cơm mẫu cho người cân nặng 50-55 kg
Thực đơn chế độ cơm
- Bữa sáng: Phở thịt gà
- Bánh phở 150g (1 miệng bát con đầy)
- Thịt gà 30g (8-10 miếng xé nhỏ)
- Dầu ăn 5ml
- Bữa phụ sáng: Quả lê 110g (½ quả nhỏ)
- Bữa trưa: Cơm, thịt gà rang gừng, mọc xốt, rau xào
- Cơm 240g (gạo tẻ 120g) khoảng 2 lưng bát con
- Thịt gà 70g ( 4 miếng cả xương)
- Thịt lợn 30 g (khoảng1 thìa đầy 15ml hoặc 2 viên mọc trung bình)
- Rau 150g (1 lưng bát con)
- Dầu ăn 7ml
- Bữa phụ chiều: Quả na 103g (½ quả trung bình)
- Bữa tối: Cơm, cá phi lê chiên xù, thịt lợn luộc, rau luộc
- Cơm 240g (gạo tẻ 120g) tương đương 2 lưng bát con
- Cá rô phi 50g ( 3 miếng trung bình)
- Thịt lợn 40g (4-6 miếng nhỏ)
- Rau 150g (1 lưng bát con)
- Dầu ăn 7ml

Thực đơn cho những người bệnh
“Điều này có thể là do một loại axit amin nhất định, được gọi là cysteine có trong súp gà có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của chất nhầy, và chúng tôi thấy điều này đặc biệt là trong các phiên bản tự làm,” TS. Jones cho biết. Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cafe dầu ăn 5ml. Bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho F0 trẻ em giúp tăng cân và nhanh khỏi bệnh.
Thực đơn mềm mẫu cho người cân nặng 60-70 kg
- Bữa sáng: Cháo thịt lợn 500ml..
- Gạo tẻ 30g; Thịt lợn 40g (2 thìa đầy 10ml).
- Rau xay 20g; Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ sáng: 3 múi bưởi trung bình (180 g)..
- Bữa trưa: Bún thịt gà..
- Bún 200g (2 miệng bát con); Thịt gà 70g (20-22 miếng xé nhỏ).
- Giá đỗ 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 5ml.
- Bữa phụ chiều: 2 quả ổi kích thước trung bình (130g).
- Bữa tối:.
- Phở thịt bò: Bánh phở 200g (2 miệng bát con).
- Thịt bò 60g (10-12 miếng thái mỏng).
- Rau xanh 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 5ml.
- Bữa phụ tối: 1 cốc 240 ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1 kcal/ml.

Bữa phụ tối 1 cốc 240 ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1 kcal/ml
Thực đơn cho người bệnh có cân nặng 60-70kg
- Mức năng lượng 1800 – 2000 kcal/ngày.
- Bữa sáng:
- Bún thịt nạc ( bún 150g tương đương 2 lưng bát con).
- Thịt nạc 40g (4-6 miếng nhỏ).
- Dầu ăn 5ml.
- Bữa phụ sáng: Quả táo tây 100g, khoảng ½ quả kích thước trung bình (7x4cm).
- Bữa trưa: Cơm, cá trắm kho, chả lá lốt, rau luộc.
- Cơm 240g ( gạo tẻ 120g) khoảng 2 lưng bát con cơm.
- Cá trắm 70g ( 1 khúc trung bình).
- Thịt 40g (2 thìa đầy 10ml).
- Rau 150g (1 lưng bát con).
- Dầu ăn 7ml.
- Bữa phụ chiều: 110g dưa hấu (2 miếng tam giác kích thước vừa).
- Bữa tối: Cơm, thịt ba chỉ kho, đậu luộc, rau xào.
- Cơm 280g khoảng 2 lưng bát con (Gạo tẻ 140g).
- Thịt ba chỉ 60g (8-10 miếng nhỏ).
- Đậu phụ 70g ( 1 bìa).
- Rau 150g (1 lưng bát con).
- Dầu ăn 7ml.
- Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cafe dầu ăn 5ml.

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml
Thực đơn chế độ mềm kèm sữa
- Bữa sáng: Cháo thịt nạc.
- Gạo tẻ 30; Thịt lợn 40g (2 thìa đầy 10ml).
- Rau xay 20g; Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ sáng: 1 qủa cam to 200g.
- Bữa trưa: Phở thịt gà.
- Bánh phở 210g (2 miệng bát con).
- Thịt gà 80g (20-24 miếng xé nhỏ).
- Rau xanh 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ chiều: 260 ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1kcal/ml.
- Bữa tối: Bún thịt lợn.
- Bún 200g (2 miệng bát con).
- Thịt lợn 70g (10-12 miếng nhỏ).
- Rau xanh 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ tối: 260 ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1kcal/ml.

Bữa phụ tối 260 ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1kcal/ml
Thực đơn cơm cho người bệnh có cân nặng 70-75 kg
- Mức năng lượng 2000 – 2200 kcal/ngày.
- Bữa sáng: Bún thịt nạc.
- Bún 180g (1,5 lưng bát con).
- Thịt nạc 50g (6-8 miếng nhỏ).
- Nước xương, hành lá, dầu ăn 5ml.
- Bữa phụ sáng: 1 quả chuối 130g.
- Bữa trưa: Cơm, cá trắm rán, chả lá lốt, rau xào.
- Cơm 160g khoảng 1,5 lưng bát con cơm (gạo tẻ 80g).
- Cá trắm 70g (1 khúc trung bình).
- Thịt lợn 60g (3 miếng trung bình).
- Rau 150g (1 lưng bát con).
- Dầu ăn 7 ml.
- Bữa phụ chiều: 1 quả kiwi 70g.
- Bữa tối : Cơm, thịt ba chỉ kho trứng, đậu sốt cà chua, rau luộc.
- Cơm 160g khoảng 1,5 lưng bát con cơm (gạo tẻ 80g).
- Thịt ba chỉ 80g (12-14 miếng nhỏ).
- Trứng gà 1 quả.
- Đậu phụ 60g (1 bìa).
- Rau 150g (1 lưng bát con).
- Dầu ăn 7ml.
- Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cafe dầu ăn 5ml.

Người bệnh với cân nặng khác nhau nên có chế độ ăn khác nhau
Thực đơn chế độ mềm kèm sữa
- Bữa sáng: Cháo thịt nạc.
- Gạo tẻ 30g; Thịt lợn 40g (2 thìa đầy 10ml).
- Rau xay 20g; Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ sáng: 3 múi bưởi 180g.
- Bữa trưa: Bún thịt bò.
- Bún 230g (2 miệng bát con đầy).
- Thịt bò 90g (14-15 miếng trung bình).
- Rau xanh 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ chiều: 300ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1kcal/ml.
- Bữa tối: Phở thịt gà.
- Bánh phở 230g (2 miệng bát con đầy).
- Thịt gà 80g (20-24 miếng nhỏ).
- Rau xanh 50g (1/3 bát con).
- Dầu ăn 10ml.
- Bữa phụ tối: 300ml sữa công thức năng lượng chuẩn 1kcal/ml.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng
Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Cùng theo dõi Vietnam Global Team để cập nhật nhanh các tin tức nóng hổi xoay quanh Covid-19 bạn nhé!