Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong tình hình hiện nay có nhiều F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, Vietnam Global Team xin giới thiệu nội dung hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà để bạn đọc tham khảo.
Nguyên tắc dinh dưỡng đối với trẻ em
Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.
Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).
Hạn chế ăn quá mặn
Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào). Hạn chế ăn quá mặn. Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày
Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
Người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ
Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Người trưởng thành khi mắc bệnh sẽ có chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà.

Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng
Người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.
Các thực hành nuôi dưỡng trẻ
Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.

Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày
Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ
Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp. Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ nếu có thể được 3-5 ngày/lần
Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.
Vai trò về dinh dưỡng trong điều trị COVID-19
Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị và không có triệu chứng
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch
Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.
Mục đích của giải pháp dinh dưỡng
Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để hướng dẫn cho người nhiễm COVID-19 và người chăm sóc người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà.

Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối về cả năng lượng và các vi chất dinh theo nhu cầu của từng nhóm tuổi, tình trạng bệnh và khả năng dung nạp.
- Phòng ngừa teo cơ, suy dinh dưỡng.
- Đối với trẻ em, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi
Tổng nhu cầu nước cho trẻ theo độ tuổi khác nhau: Độ tuổi. Nhu cầu nước, chất dịch, ml/kg. Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

Tổng nhu cầu nước cho trẻ theo độ tuổi khác nhau
Trẻ từ 11-20kg
- 1000 ml+50ml/kg cho mỗi cân nặng tăng sau 10kg.
- Trẻ em từ 21kg trở lên.
- 1500 ml+20ml/kg cho mỗi cân nặng tăng lên sau 20kg.

1000 ml+50ml/kg cho mỗi cân nặng tăng sau 10kg
Vị thành niên
- 40 ml/kg cân nặng.
- Lượng rau và trái cây trẻ cần ăn/ngày.
- Trẻ từ 12-24 tháng: 60ml hoa quả nghiền.
- Từ 2-3 tuổi: 130g trái cây.

Lượng rau và trái cây trẻ cần ăn/ngày
Từ 4 tuổi
- 200g trái cây.
- Nước ép trái cây nguyên chất (không pha đường).
- Trẻ 2-3 tuổi: 200ml / ngày (1 cốc).
- Trẻ 4-13 tuổi: 355 ml/ngày (1,5 cốc).
- Từ 14-18 tuổi: Trẻ gái uống 1,5 cốc và trẻ trai uống 2 cốc.

Nước ép trái cây nguyên chất
Nhu cầu rau xanh
- 2-3 tuổi:130g.
- 4-8 tuổi:200g.
- Trẻ gái 9-13 tuổi: 260g.
- Trẻ trai 9-13 tuổi: 320g.
- Trẻ gái 14-18 tuổi: 320g.
- Trẻ trai 14-18 tuổi: 400g.

Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà
Thực hành dinh dưỡng cho trẻ
Chú ý: Quy đổi “định lượng chín” và tương đương mang tính chất tham khảo, có khác nhau giữa các thực phẩm và dụng cụ đựng như bát, đĩa, thìa,… Trẻ từ 12-24 tháng tuổi: vẫn tiếp bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi khi không có sữa mẹ và ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + hoa quả nghiền: 60ml -100ml.

Trẻ từ 12-24 tháng tuổi vẫn tiếp bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi
Công thức cháo 250ml (1,5 bát ăn cơm)
- (Năng lượng: 240 Kcal P:L:G= 10.3g:8.7g:30g).
- Gạo tẻ: 35g.
- Thịt (lợn, bò, gà, tôm, cá,…): 35g (tương đương 1 quả trứng gà trung bình ; 2/3 quả trứng vịt trung bình ; 4 quả trứng chim cút).
- Rau xanh (bí đỏ, rau ngót, cà rốt, cải xanh, súp lơ,…): 30g.
- Dầu ăn: 7ml (1 thìa nhỡ đầy).
- Nước mắm: 5ml.

Nếu không có cân thì có thể dùng muỗng ăn cơm thông thường với phần múc thức ăn có chiều dài 6cm,
Nếu không có cân thì có thể dùng muỗng ăn cơm thông thường với phần múc thức ăn có chiều dài 6cm, chiều ngang 4cm để đong thực phẩm. Theo đó, một muỗng gạt bột là 5 g; Một muỗng gạt rau: 10g; Một muỗng gạt thịt: 10g; Một muỗng dầu ăn: 5g.
Thực đơn tham khảo cho trẻ em
Chú ý: Quy đổi “định lượng chín” và tương đương mang tính chất tham khảo, có khác nhau giữa các thực phẩm và dụng cụ đựng như bát, đĩa, thìa,… Trẻ từ 12-24 tháng tuổi: vẫn tiếp bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi khi không có sữa mẹ và ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + hoa quả nghiền: 60ml -100ml.

Quy đổi định lượng chín và tương đương mang tính chất tham khảo
Thực đơn cho trẻ từ 2 – 5 tuổi, năng lượng: 1300 Kcal
- Thành phần dinh dưỡng ước tính P:L:G = 55g:44g:171g, chất xơ: 7g.
- Bữa sáng:.
- Cháo thịt băm (250ml), hoa quả.
- Gạo 35g; Bí đỏ 30g; Thịt lợn băm 35g; Dầu ăn 7ml; Táo 40g (1/4 quả trung bình).
- Phụ sáng: 150 ml sữa công thức.
- Trưa: Cơm, thịt bò xay rim, bắp cải luộc, canh rau ngót.
- Cơm: 100g tương đương lưng bát con cơm.
- Thịt bò: 50g tương đương 35g chín (8-10 miếng mỏng).
- Bắp cải: 80g tương đương 70g chín (0,5 bát con rau).
- Rau ngót 10g.
- Phụ chiều: 100g thanh long (1/4 quả trung bình).
- Tối: Cơm, trứng chưng, su su luộc, canh cải xanh.
- Cơm: 100g tương đương lưng bát con cơm.
- Trứng vịt :1 quả (70g).
- Su su :80g tương đương 70g chín (½ bát con rau).
- Cải xanh: 10g.
- Phụ tối: 150ml sữa công thức.
Thực đơn cho trẻ từ 6-9 tuổi, năng lượng 1800 Kcal
- Bữa sáng:
- Cháo cá chép (250ml), hoa quả.
- Gạo: 35g; Cá chép 35g;Rau ngót 30g; Dầu ăn 7ml; Quýt ngọt 50g (1/2 quả ).
- Phụ sáng: 200ml sữa công thức.
- Trưa: Cơm, thịt lợn xay xào ngô, đậu phụ sốt rán, súp lơ luộc, canh rau dền.
- Cơm 160g (1,5 lưng bát con cơm).
- Thịt lợn xay (40g) khoảng 25 g chín.
- Đậu phụ 65g (1/2 bìa).
- Súp lơ xanh 100g khoảng 90g chín – Lưng bát con rau.
- Rau dền 10g.
- Phụ chiều: 150 g dưa hấu (3 miếng nhỏ).
- Tối: Cơm, bò xào giá đỗ, canh mùng tơi.
- Cơm 160g (1,6 lưng bát con cơm).
- Thịt bò 70g (45g thịt chín – 9-11 miếng mỏng).
- Giá đỗ 100g.
- Rau mùng tơi lưng bát con rau.
- Phụ tối: 200ml sữa công thức.

Làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.
Thực đơn cho trẻ từ 11-12 tuổi, năng lượng 2100 Kcal
- Bữa sáng: Bún măng gà, hoa quả.
- Bún 150g khoảng 2 lưng bát con.
- Thịt gà 50g (35g chín – 3-4 miếng mỏng).
- Măng tươi khoảng 50g (1/2 bát con ).
- Bưởi: 100g (3 múi trung bình).
- Phụ sáng: 250 ml sữa công thức.
- Trưa: Cơm, thịt viên hầm khoai tây, cà rốt. nem rán, đỗ quả luộc, canh rau ngót.
- Cơm 180g khoảng gần 2 lưng bát con cơm.
- Thịt lợn xay: 60g (40g thịt chín).
- Khoai tây: 15g (3 miếng).
- Cà rốt: 15g ( 3 miếng).
- Nem rán:1 cái (40g).
- Đỗ quả: 120g (110g chín – lưng bát con rau).
- Rau ngót: 10g.
- Phụ chiều: 1 quả chuối tây (70g).
- Tối: Cơm, cá trắm sốt cà chua, rau cải luộc, canh mùng tơi.
- Cơm: 180g ( khoảng 1,5 lưng bát con cơm).
- Cá trắm 100g ( khoảng 80g chín – 1/3 khúc).
- Cải ngọt 120g (110g chín – lưng bát con rau).
- Rau mùng tơi:10g.
- Phụ tối: 250 ml sữa công thức.
Thực đơn cho trẻ từ 13-15 tuổi, năng lượng: 2500 Kcal
- Bữa sáng: Phở bò, hoa quả.
- Phở 150g (2 lưng bát con đầy).
- Thịt bò: 50g (35g chín – 8-10 miếng mỏng).
- Giá đỗ: 50g (1/2 bát con).
- Ổi lê 100g: 1/2 quả trung bình.
- Phụ sáng: 250 ml sữa công thức.
- Trưa: Cơm, chả lá lốt, gà xào nấm hương, bí xanh luộc, canh rau ngót.
- Cơm: 200g (1,5 bát con).
- Thịt lợn xay 60g (40g chín).
- Thịt gà ta 60g (40g chín – 2 miếng nhỏ).
- Bí xanh 140g (125g chín – 1 bát con rau).
- Rau ngót 10g.
- Phụ chiều: 1/2 quả lê trung bình tương đương 100g.
- Tối: Cơm, thịt lợn rang tôm, bắp cải luộc, canh cải xanh.
- Cơm 200g (1,5 bát con cơm).
- Thịt lợn 50g ( 35g chín – 3-4 miếng ).
- Tôm biển 60g (40g chín – 2 con).
- Bắp cải 140g (125g chín – 1 bát con rau).
- Cải xanh 10g.
- Phụ tối: 250 ml sữa công thức.

Khác nhau giữa các thực phẩm và dụng cụ đựng như bát đĩa thìa
Thực đơn cho trẻ từ 16-19 tuổi, năng lượng 2800 Kcal
- Bữa sáng: Xôi thịt kho trứng, dưa góp.
- Xôi 120g ( lưng bát con).
- Thịt lợn 20g (15g chín – 1 miếng).
- Trứng gà:1 quả (40g).
- Dưa chuột:100g (1/2 quả trung bình).
- Phụ sáng: 250ml sữa công thức.
- Trưa: Cơm, cá rô phi chiên xù, thịt gà xay xào cà rốt, súp lơ luộc, canh rau ngót.
- Cơm 250g khoảng 2 lưng bát cơm.
- Cá rô phi 80g (52g chín – 2 miếng cá trung bình).
- Thịt gà ta 50g (35g chín – 2-3 miếng nhỏ).
- Súp lơ 150g (130g chín – 1 bát con rau).
- Rau ngót 20g.
- Phụ chiều: 150g quả roi.
- Bữa tối: Cơm, thịt bò xào rau củ, chả lá lốt, củ cải luộc, canh cải xanh.
- Cơm 250g khoảng 2 lưng bát cơm.
- Bò 70g (45g chín – 9-11 miếng mỏng).
- Ớt ngọt 20g ( 4 miếng ).
- Ngô bao tử 20g (4-5 cây trung bình).
- Thịt lợn 60g (40g chín – 3-4 miếng).
- Củ cải 150g (130g chín – 1 bát con rau).
- Cải xanh 20g.
- Phụ tối: 250 ml sữa công thức.

Khi bị nhiễm người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác
Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Cùng theo dõi Vietnam Global Team để cập nhật nhanh các tin tức nóng hổi xoay quanh Covid-19 bạn nhé!